Từ CEO trong công ty, doanh nghiệp của chúng ta thường rất phổ biến, và hầu như trong mỗi doanh nghiệp đều phải có, vậy chức cụ CEO là gì? Và vai trò quan trọng của CEO trong doanh nghiệp như thế nào? Hãy cũng Kiến Thức 3s, tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1. CEO Là Gì?
CEO trong tiếng anh là viết tắt của “Chief Executive Officer” có nghĩa là Giám đốc điều hành, nhưng hiện nay ở Việt Nam, Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành, Giám đốc công ty là những từ được dùng để diễn đạt cho chức danh này.
Vậy để hiểu theo một cách đơn giản nhất, thì CEO là người nắm chức vụ quản lý điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp. Hay nói theo một cách ví von, thì CEO chính là người thuyền trưởng, bằng tất cả trí óc và sức lực của mình, dẫn dắt con tàu doanh nghiệp vượt qua hàng ngàn sóng gió trên thương trường để cập bến thành công.
Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức, CEO thường báo cáo cho Hội đồng quản trị. Nếu CEO cũng là người sáng lập công ty hoặc chủ sở hữu cổ đông hay chính là chủ sở hữu, Hội đồng quản trị phần lớn đóng vai trò tư vấn cho CEO.
2. Vai trò quan trọng của CEO trong công ty, và doanh nghiệp
Là người đứng đầu doanh nghiệp, chắc chắn vai trò của CEO là vô cùng quan trọng, cùng với đó là trách nhiệm của CEO nặng nề hơn hẳn.
- CEO chịu trách nhiệm trong việc đưa ra tầm nhìn, định hướng và lập kế hoạch thực hiện cho doanh nghiệp
- CEO chịu trách nhiệm với kết quả cuối cùng của các kế hoạch, về lợi nhuận, tăng trưởng và các mục tiêu đã đề ra.
Nghe có vẻ ít nhưng công việc mà CEO cần làm là một khối lượng lớn, như:
- Đề ra chiến lược thực hiện theo tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp.
- Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban triển khai kế hoạch đã được phê duyệt bởi Hội đồng quản trị.
- Đóng góp ý kiến và đề xuất để khắc phục những hạn chế của doanh nghiệp, từ đó có những hướng đi mới phát triển hơn.
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực.
- Xây dựng các chính sách, quy định về nhân sự, chế độ, lương, thưởng, trợ cấp…
- Phê duyệt các kế hoạch do phòng ban đề xuất.
- Đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng là các doanh nghiệp, với các đối tác,…
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của từng phòng ban, của cả doanh nghiệp theo định kỳ, từ đó đưa ra chiến lược mới cho giai đoạn tiếp theo.
3. Làm sao trở thành nhân viên CEO của một công ty?
Để trở thành một CEO đó không phải việc dễ dàng, vì những gì bạn nhận được sẽ thực sự tương xứng với những gì bạn bỏ ra. Là một CEO, bạn cần có:
- Tầm nhìn
Bạn cần có tầm nhìn về cả dài hạn và ngắn hạn để từ đó đưa ra những kế hoạch, chiến lược phát triển công ty qua từng thời kỳ. Tuy sẽ có lúc những yếu tố khách quan bên ngoài làm tác động đến kế hoạch thực hiện, nhưng nếu là người có tầm nhìn, bạn sẽ có thể điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp.
- Kiến thức
Là một CEO, bạn không chỉ cần có kiến thức chuyên môn mà còn cần có những kiến thức rộng rãi ở các lĩnh vực khác.
- Kỹ năng quản trị tốt
Đây là nền móng để bạn có thể trở thành một giám đốc điều hành giỏi. Ngoài những kiến thức được đào tạo trên ghế nhà trường, được lĩnh hội khi tham gia các khóa học quản trị, bạn phải liên tục nghiên cứu, cập nhật các kiến thức về quản trị, linh động áp dụng vào doanh nghiệp của mình.
- Kinh nghiệm quản lý
Để là một CEO ở doanh nghiệp lớn, trước hết bạn cần từng có kinh nghiệm quản lý ít nhất từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra các kỹ năng về đối nhân xử thế là điều rất cần thiết.
- Khả năng chịu áp lực tốt
Với một khối lượng công việc khổng lồ và trách nhiệm cao cả, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, bạn cần phải là người có khả năng chịu được áp lực tốt, luôn giữ cho mình sức khỏe tốt và một cái đầu lạnh, tinh thần vững chắc. Có như vậy bạn mới có thể vượt qua được những rào cản thách thức đầy khó khăn ngoài kia.
- Tố chất bẩm sinh:
Để trở thành một CEO thành công, một nhà điều hành chuyên nghiệp, xuất sắc, ngoài việc phải được đào tạo, học tập bài bản có định hướng, thì tố chất bẩm sinh là một điều kiện cực kì quan trọng. Vì thế không phải ai cũng có thể làm CEO. Các tố chất thường có ở một CEO thành công là: Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), tư duy khoa học, khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích, hệ thống, sáng tạo. Tính cách nhanh nhạy, quyết đoán. Có thần thái uy lực của một người cầm quyền.
Xem Thêm : Những Kênh Quảng Cáo Nên Chạy Cho Người Mới
4. Mức lương của CEO như thế nào ?
Mức lương của CEO có mối tương quan mạnh mẽ với quy mô công ty, cả về doanh thu và số lượng nhân viên họ sở hữu. Công ty càng lớn, tổ chức càng phức tạp thì mức lương dành cho CEO càng cao. Lương cơ bản và tiền thưởng cũng dao động đáng kể khi quy mô (hoặc lĩnh vực kinh doanh, loại hình sở hữu) của công ty thay đổi.
Có rất nhiều loại hình công ty tư nhân khác nhau như: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty gia đình, công ty người lao động làm chủ, công ty vốn tư nhân và công ty vốn đầu tư mạo hiểm. Mức lương của CEO thuộc các loại hình này cũng có nhiều điểm khác nhau.
CEO thuộc các công ty vốn tư nhân có mức lương cao nhất, cao hơn khoảng 1,87 lần so với CEO thuộc doanh nghiệp tư nhân. Thêm vào đó, CEO thuộc các loại hình công ty khác nhau nhưng quy mô giống nhau cũng sở hữu mức lương khá chênh lệch.
5. Bí quyết xây dựng thương hiệu của một CEO
Việc xây dựng thương hiệu của một CEO vô cùng quan trọng đối với tổ chức. Một lãnh đạo có thương hiệu tốt tạo nên cảm tình và hình ảnh của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến CEO mà còn tác động đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng liệt kê một số CEO kiệt xuất, hình mẫu lãnh đạo lý tưởng trên thế giới:
- Jeff Bezos – CEO của Amazon là vị vua bán lẻ Thế giới.
- Larry Page – CEO của Google
- Mark Zuckerberg – Nhà lãnh đạo đại tài của Facebook
- Warren Buffett – CEO của Berkshire Hathaway
- Phạm Nhật Vượng – CEO kiệt xuất Việt Nam của Vingroup
Vậy, họ có bí quyết gì để xây dựng thương hiệu cho mình? Bí quyết đó là:
- Nắm bắt và thực hiện kỹ năng xây dựng đội ngũ nhân viên: Cho phép nhân viên trong doanh nghiệp chia sẻ thông điệp của CEO với công chúng. Họ sẽ trở thành một lực lượng đại sứ thương hiệu hùng hậu và mạnh mẽ. Hỗ trợ đắc lực trong việc xây dựng thương hiệu của một CEO.
- Biết cách xây dựng thương hiệu với phong cách riêng của mình: Thương hiệu của một CEO thể hiện qua: phát ngôn, hành động, thái độ, hình thức, …là bất cứ thứ gì, vấn đề nào có liên quan đến CEO.
- Biết tận dụng tối đa chức danh CEO: Tận dụng chức danh và thương hiệu uy tín của CEO. Để mở rộng thông qua truyền thông.
- Hãy trở thành một người đi đầu về ý tưởng: Giới thiệu và quảng bá các ý tưởng độc quyền và đi vào thực tế của mình ra bên ngoài một rộng rãi cũng là cách để một CEO có thể vừa xây dựng thương hiệu vừa thu được lợi ích to lớn từ ý tưởng của mình.
- Biến mạng xã hội trở thành công cụ xây dựng thương hiệu một cách thông minh. Tuy nhiên, sử dụng mạng xã hội có 2 mặt đối lập nhau hoàn toàn. Nên bạn cần phải thận trọng khi dùng đến bí quyết này.
6. Cách xây dựng thương hiệu của riêng CEO với phong cách riêng
Những CEO giỏi nhất có khả năng dùng phẩm chất cá nhân thực thụ để thu hút sự chú ý của công chúng cho doanh nghiệp của họ. Chẳng hạn, Steve Jobs của Apple được biết đến như một CEO cứng rắn đối với nhân viên, có những bài thuyết trình đầy năng lượng và là một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo. Đó là những phẩm chất cho biết Jobs là ai, và Jobs cũng không hề cố tỏ ra là mình có những phẩm chất đó. Một thương hiệu cá nhân của CEO giúp tạo ra sức hút đối với người tiêu dùng và khiến họ quan tâm hơn tới sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Thương hiệu cá nhân của lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện: phát ngôn, hành động, cử chỉ / thái độ, bên cạnh đó người CEO cũng không nên bỏ qua yếu tố hình thức như trang phục. Một bộ quần áo không chỉn chu trong một sự kiện trang trọng cũng có tác động xấu đến hình ảnh của cá nhân CEO và doanh nghiệp.
1. Kỹ năng xây dựng đội ngũ các nhân viên
Nếu CEO cho phép nhân viên chia sẻ cởi mở thông điệp của CEO với công chúng, CEO có thể sẽ mất dần đi quyền kiểm soát, nhưng cái đạt được lại là một lực lượng đại sứ thương hiệu hùng hậu.
2. Tận dụng tối đa chức danh CEO
Giới truyền thông muốn trò chuyện với CEO của các công ty hơn bất kỳ ai khác trong các công ty đó. Bởi vậy, CEO được khuyến nghị là nên sử dụng chức danh của mình để quảng bá doanh nghiệp ở mức nhiều nhất có thể.
3. Trở thành một người đi đầu về các ý tưởng
Càng giới thiệu rộng rãi được các ý tưởng của mình bao nhiêu, một vị CEO càng chuẩn bị được tư thế sẵn sàng để thu được lợi ích từ các ý tưởng đó bấy nhiêu.
Xem Thêm : Cách Bán Hàng Trên Zalo Profile Hiệu Quả Nhất
4. Sử dụng mạng xã hội một cách thông minh
Mạng xã hội đã thay đổi căn bản cách xã hội tiếp nhận và xử lý thông tin. Người ta vào mạng nhiều hơn, vào mạng qua thiết bị di động nhiều hơn, thông tin lan truyền với tốc độ nhanh chóng và hơn hết mọi người dành rất nhiều thời gian trên mạng xã hội. Các CEO cần tận dụng mạng xã hội trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Các CEO nên tạo hồ sơ cá nhân trên các trang web xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và YouTube,… phù hợp với phong cách của mình.
7. TOP 10 CEO nổi tiếng, thành công nhất thế giới
Dưới đây là 10 CEO hàng đầu thế giới theo bình chọn của Forbes (Thống kê năm 2018).
1. Jeff Bezos
- CEO của Amazon
- Tuổi: 55
- Giá trị ròng: 132,5 tỷ USD
- Giám sát 566.000 nhân viên
2. Larry Page
- CEO của Alphabet
- Tuổi: 46
- Giá trị ròng: 51,1 tỉ USD
- Giám sát: 88.110 nhân viên
3. Mark Zuckerberg
- CEO của Facebook
- Tuổi: 34
- Giá trị ròng: 74,2 tỉ USD
- Giám sát: 27.742 nhân viên
4. Warren Buffett
- CEO của Berkshire Hathaway
- Tuổi: 88
- Giá trị ròng: 85,9 tỉ USD
- Giám sát: 360.000 nhân viên
5. Jamie Dimon
- CEO của JPMorgan Chase
- Tuổi: 63
- Giá trị ròng: 1,31 tỉ USD
- Giám sát hơn: 250.000 nhân viên
6. Jack Ma
- CEO của Alibaba
- Tuổi: 54
- Giá trị ròng: 41,3 tỉ USD
- Giám sát: 66.421 nhân viên
7. Doug McMillon
- CEO của Walmart
- Tuổi: 52
- Giá trị ròng: Không rõ ràng
- Giám sát hơn 2,3 triệu nhân viên
8. Tim Cook
- CEO của Apple
- Tuổi: 58
- Giá trị ròng: 625 triệu USD
- Giám sát hơn: 80.000 nhân viên
9. Elon Musk
- CEO của Tesla và SpaceX
- Tuổi: 47
- Giá trị ròng: 19,6 tỉ USD
- Giám sát hơn 5.000 nhân viên tại SpaceX và 37.000 nhân viên tại Tesla
10. Ma ‘Pony’ Huateng
- CEO của Tencent
- Tuổi: 47
- Giá trị ròng: 45, 3 tỉ USD
- Giám sát hơn: 44.000 nhân viên
Kết Luận : Hy vọng với bài viết này có thể giúp mọi người nhìn nhận rõ hơn cũng như những CEO nổi tiếng nhất thế giới, hiểu rõ hơn về chức vụ CEO trong công ty, và doanh nghiệp quan trọng như thế nào nhé.
Chúc các bạn thành công.
Xem Thêm : TOP 21+ Cách Tăng Like Facebook Hiệu Quả Nhất
Xem Thêm : App Kinh Doanh Online Vốn 0đ Kiếm Thu Nhập Khủng
Kiến Thức 3s : Tổng hợp và chỉnh sửa
Nguồn Tham khảo ( Tổng hợp trên internet,… )
Từ Khóa Liên Quan :
ceo là gì
ceo là gì trong công ty
ceo là gì trong tiếng anh
ceo là gì viết tắt của từ
ceo nghĩa là gì
ceo là nghề gì
ceo là ngành gì
ceo academy là gì