Xem Ngay Mẹo Làm Máy Tính Hết Bị Full Disk Thành Công 100%, Chi Tiết Nhất Từ A-Z, Dành cho các bạn không rành về máy tính hoàn toàn có thể tự Fix được và không cần cài lại Windows đơn giản nhé …
Lỗi Full Disk thường làm cho máy tính của bạn chậm lại, mở các App hoặc ứng dụng lâu, và khó khăn, nếu một thời gian bạn không cải thiện sẽ rất dẫn đến trường hợp xấu đối với máy tính của mình, hãy cũng Kiến Thức 3s xem nguyên nhân ở đâu dẫn dến tình trạng Full Disk này và cách giải quyết triệt để ngay nhé .
1. Lỗi Full Disk Xuất Hiện Như Thế Nào ?
Lỗi Full Disk Win 10 hay còn được gọi là lỗi Full 100% Disk Usage là tình trạng bộ nhớ lưu trữ hoạt động hết 100% công suất trong thời gian dài, mà máy tính vẫn bị chậm và đơ, làm cho hiệu quả công việc bị giảm sút, vừa khiến bạn bực mình và ức chế. Hiện tượng này thường xảy ra trên các phiên bản Windows 8, 8.1 và 10, nên HDD của bạn không thể đáp ứng nổi dẫn đến lỗi Full Disk 100%
Để biết máy tính của bạn có gặp lỗi Full Disk hay không, bạn hãy thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Nhấp chuột phải vào thanh Taskbar ở màn hình chính và chọn Task Manager.
- Bước 2: Trong bảng Task Manager, nếu bạn thấy ô Disk liên tục hiển thị 99-100%, thì máy tính đang bị Full Disk. Máy sẽ rất chậm và phản hồi lâu.
Nếu bạn không khắc phục sớm Thì nó gây nóng máy và khiến máy tính của bạn nhanh hết pin và nhanh hỏng hơn bình thường.
2. Mẹo Làm Máy Tính Hết Bị Full Disk Thành Công 100%
1. Nâng cấp từ HDD sang SSD
Một trong những phương pháp tuyệt vời nhất giúp khắc phục lỗi full disk 100 – sử dụng ổ đĩa SSD thay cho ổ cứng HDD. Ổ đĩa SSD là một sự lựa chọn hoàn hảo cho mọi máy tính, nhất là đối với những ai đang có ý định làm một Gamer.
Ghi dữ liệu nhanh hơn HDD, xuất dữ liệu an toàn hơn HDD, truy xuất dữ liệu hiệu quả hơn HDD và đó là tất cả những gì khiến bạn chuyển sang dùng ổ SSD. Bạn sẽ không còn phải gặp tình trạng 100% Full Disk nữa.
Ổ cứng HDD Là Gì ?
Đây là loại ổ cứng truyền thống với nguyên lý là 1 đĩa tròn bằng nhôm được phủ vật liệu từ tính. Tại trung tâm ổ đĩa là 1 động cơ quay để đọc, ghi dữ liệu và những mạch điền từ để điều khiển đầu đọc, ghi đúng vị trí của đĩa từ trước khi quay để giải mã thông tin.
Cho nên, thao tác copy, cài đặt phần mềm… giữa 2 thiết bị có nhanh hay không là phụ thuộc vào bộ phận này.
Ổ cứng SSD Là Gì ?
Ổ cứng này là loại ổ cứng thể rắn, được sáng tạo ra nhằm cạnh tranh với ổ cứng HDD truyền thống. Bên cạnh đó, ổ cứng này cũng khắc phục được những hạn chế của ổ cứng HDD. Tuy phát triển sau nhưng có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với ổ cứng HDD.
So sánh ổ cứng SSD và HDD
Nếu bạn muốn so sánh ổ cứng SSD và HDD, hãy cùng chúng tôi so sánh theo các tiêu chí dưới đây:
Tốc độ ghi
Về tốc độ ghi thì ổ cứng SSD sẽ chiếm ưu thế lớn hơn ổ cứng HDD, điều này dễ nhận ra nhất là qua việc khởi động máy. Máy tính dùng ổ cứng SSD khi khởi động máy chỉ mất vài chục giây, còn với HDD thì phải mất hơn 1 phút hoặc hơn.
Ổ cứng SSD có tốc độ đọc từ 80MB – 300MB; HDD thì phải dưới 100MB. Còn nếu bạn chỉ muốn lưu trữ nhiều hơn trải nghiệm thì bạn nên chọn ổ cứng HDD. Vì HDD có dung lượng lớn nhiều hơn rất nhiều lần.
Tiếng Ồn
HDD thì có cấu tạo hệ thống cơ học, đĩa từ tính nên khi hoạt động sẽ có hoạt động khá ồn. Việc này sẽ ảnh hưởng đến việc truy xuất dữ liệu, nguy hiểm hơn thì sẽ gây ra việc bị treo hệ thống hoặc mất dữ liệu.
Còn với SSD thì bạn sẽ không còn khó chịu khi nghe những tiếng ồn và yên tâm sử dụng máy tính cũng như an toàn dữ liệu.
Độ bền
Với SSD thì dữ liệu sẽ được truyền trực tiếp với SSD, còn HDD thì sẽ luôn quay những mặt đĩa để thực hiện việc ghi dữ liệu. Cho nên, nếu có vấn đề gì, bị chấn động thì việc sử dụng SSD là tốt hơn cả. Bên cạnh đó, SSD cũng có sự bền bỉ cao, tuổi thọ lâu bền hơn HDD.
An toàn dữ liệu, kích cỡ
Trong môi trường các ứng dụng di động phát triển như hiện nay thì việc an toàn dữ liệu là được đặt lên hàng đầu.
Với ổ cứng HDD, các thành phần cơ học, các đĩa từ để đọc, ghi dữ liệu trong thời gian dài, điều này sẽ làm giảm độ an toàn, độ tin cậy dữ liệu. Cho nên, ổ cứng HDD chỉ thực sự hiệu quả với các tập tin lớn được lưu trữ liền kề.
Còn nếu như dữ liệu bị phân bố rải rác trên phiến đĩa sẽ tốn thời gian để đọc toàn bộ dữ liệu. Với tác động bên ngoài, các thiết bị bên trong dễ bị sai lệch khiến hoạt động bị ngưng hoàn toàn.
Tuy nhiên, với ổ cứng SSD thì bạn không còn cần phải lo lắng về điều này. Vì SSD thì không có bộ phận chuyển động cơ nào, những dữ liệu lưu trữ trong các chip nhớ, dữ liệu được tải đồng loạt ở nhiều chip nhớ khác nhau. Hơn nữa, ổ cứng SSD còn có thể lưu giữ dữ liệu được ở trong môi trường khắc nghiệt
Với những thông tin trên thì chắc hẳn nếu bạn đáng dùng HDD có thể chuyển qua dùng SSD ngay thôi đúng không nào ?
2. Tắt bớt ứng dụng bằng Task Manager
Với Task Manager bạn dễ dàng kiểm tra và vô hiệu hóa các ứng dụng đang chiếm quá nhiều bộ nhớ.
- Bước 1: Bạn click phải vào Taskbar ở màn hình chọn Task Manager.
- Bước 2: Chọn ứng dụng nào đang chiếm quá nhiều bộ nhớ và chọn End Task.
Xem Thêm : TOP 12+ Phần Mềm Giả Lập Android Cho Máy Tính Free, Và Siêu Nhẹ
3. Tắt Background apps để sửa lỗi Full Disk
Background apps là những ứng dụng nền của hệ thống. Thực tế đây là tính năng vô cùng dư thừa mà Windows 10 có. Nó cũng là nguyên nhân chính khiến ổ cứng của bạn bị lỗi Full Disk Máy Tính. Để tắt Background apps, hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tại menu Start, bạn hãy tìm kiếm và mở công cụ Background apps.
Bước 2: Cửa sổ cài đặt sẽ hiện ra, tại mục Let apps run in the background, người dùng nên để ở chế độ OFF.
Vậy là chỉ với hai bước đơn giản, bạn đã có thể tắt các ứng dụng nền. Cách fix Full Disk Máy Tính này sẽ giúp máy tính giảm được một lượng lớn dung lượng lưu trữ khi chạy.
4. Vô hiệu hóa Windows Defender
Windows Defender là một trong những công cụ có sẵn trên Windows nhằm giúp máy tính chống spyware. Tuy nhiên sự triệt để của nó không nhiều nhưng lại chiếm dung lượng hệ thống khi chạy. Vì vậy nếu bạn thường xuyên gặp phải lỗi Full Disk Máy Tính thì rất có thể do công cụ này. Cách để vô hiệu hóa Windows Defender như sau:
Bước 1: Tại menu Start trên máy tính, bạn hãy chọn vào trình cài đặt Settings.
Bước 2: Cửa sổ Settings sẽ hiện ra, hãy chọn vào mục Update & Security.
Bước 3: Cửa sổ mới sẽ được hiển thị, tại đây bạn cần tìm đến chức năng Windows Security. Sau đó ấn vào nút Open Windows Security.
Bước 4: Hộp thoại mới sẽ mở ra. Bạn cần chuyển về chế độ Off ở các mục hiện ra.
Vậy là các chế độ trên Windows Defender đều bị vô hiệu hóa và trả lại tài nguyên hệ thống đã tiêu tốn. Hãy thử cách khắc phục Full Disk Windows này để thấy độ hiệu quả.
Xem Thêm : Tất Cả Các Phím Tắt Máy Tính, Giúp Bạn Thao Tác Nhanh
5. Tắt các chương trình khởi động cùng Windows
Thực tế, quá trình khởi động của Win 10 cần rất nhiều tài nguyên hệ thống. Nếu có các ứng dụng cùng khởi động cùng, Windows sẽ chạy chậm hơn. Đó là lý do vì sao máy tính của bạn khởi động rất lâu và mất một thời gian dài để bắt đầu công việc. Các chương trình khởi động cũng là nguyên nhân gây ra lỗi Full Disk 100 Windows . Vì vậy để tắt chúng hãy làm theo cách sau:
Bước 1: Click chuột phải vào taskbar và chọn Task Manager.
Bước 2: Hộp thoại Task Manager sẽ hiện ra, hãy chọn vào mục Startup. Các ứng dụng khởi động cùng Win nằm ở đây, bạn chỉ cần click chuột phải vào phần mềm muốn tắt và chọn Disable.
Sau khi thực hiện xong, bạn sẽ thấy máy tính của mình chạy nhanh hơn. Đồng thời quá trình khởi động cũng không mất nhiều thời gian như trước nữa. Tuy nhiên, với cách fix lỗi Full Disk Win 10 này, bạn chỉ nên vô hiệu hóa những ứng dụng mình biết, không nên tắt các ứng dụng của hệ thống.
6. Xóa bớt các chương trình đã lâu không dùng đến
Các phần mềm bạn không dùng đến sẽ chiếm một phần dung lượng máy tính. Có thể bạn thấy nó không ảnh hưởng gì nhiều nhưng thực tế nên xóa bỏ để tránh chiếm tài nguyên và gây ra lỗi Full Disk. Cách xóa triệt để các ứng dụng này sẽ như sau:
Bước 1: Mở ứng dụng Control Panel trên máy tính (ngoài desktop hoặc tìm thông qua menu Start).
Bước 2: Hộp thoại Control Panel sẽ hiện lên, hãy tìm và chọn đến chức năng Program and Features.
Bước 3: Các ứng dụng bạn đã cài đặt sẽ hiện ra, hãy ấn chuột phải vào phần mềm cần gỡ và chọn Uninstaller.
Như vậy là phần mềm đó sẽ được gỡ hoàn toàn tất cả các tệp trên máy tính. Đồng thời trả lại một lượng lớn dung lượng cho ổ cứng. Bạn cũng có thể sử dụng cách chữa lỗi Full Disk Win 10 này để ổ C không bị đỏ và đầy.
7. Thực hiện chống phân mảnh ổ cứng sửa lỗi Full Disk
Phân mảnh ổ cứng sẽ khiến cho các tập tin bị chia nhỏ. Hơn nữa dung lượng còn trống của ổ cũng không được sử dụng một cách triệt để. Nếu bạn không chống phân mảnh sẽ có thể gây ra lỗi bad sector rất khó sửa chữa. Ngoài ra, việc chống phân mảnh cũng là cách khắc phục lỗi Full Disk hiệu quả. Vì vậy hãy làm theo các bước dưới đây để chống phân mảnh ổ cứng:
Bước 1: Mở trình quản lý This PC và chọn một ổ bất kỳ. Tại ổ đó, bạn click chuột phải và chọn Properties.
Bước 2: Hộp thoại mới hiện ra, hãy mở tab Tools và chọn nút Optimize.
Bước 3: Một danh sách các ổ trên máy tính sẽ hiện ra, bạn chọn ổ cần chống phân mảnh và nhấn nút Optimize.
Đợi quá trình thực hiện thành công và ấn Close để đóng lại hộp thoại. Với cách này, ổ cứng của bạn không chỉ tối ưu mà còn xử lý dữ liệu nhanh hơn. Máy tính cũng được chữa lỗi Full Disk Windows nhanh chóng, hiệu quả.
Xem Thêm : TOP 13 Phần Mềm Auto Click Trên Máy Tính Và Điện Thoại 2022 Từ A-Z
8. Cài đặt thêm bộ nhớ ảo Virtual memory
Khi thực hiện cài đặt bộ nhớ ảo, máy tính sẽ có thêm nhiều không gian lưu trữ hơn. Đồng thời ổ cứng cũng không phải chịu một lượng lớn dữ liệu cần xử lý. Cách cài đặt bộ nhớ ảo được thực hiện như sau:
Bước 1: Tại menu Start tìm và mở ứng dụng Adjust the appearance and performance of Windows.
Bước 2: Hộp thoại Performance Options hiện lên, hãy ấn vào tab Advanced và chọn Change.
Bước 3: Cửa sổ setup bộ nhớ ảo sẽ hiện ra. Tại đây, bạn bỏ chọn Automatically manage paging file size for all drivers. Sau đó, thiết lập dung lượng cho bộ nhớ ảo ở mục Custom size (tùy theo kích thước RAM đang dùng). Cuối cùng ấn Set để lưu lại và chọn OK để ghi bộ nhớ ảo mới thiết lập.
Khi cài đặt bộ nhớ ảo, người dùng lên lưu ý dung lượng RAM mà máy tính đang dùng. Không cài đặt dung lượng của bộ nhớ ảo lớn hơn kích thước RAM để nó sẵn sàng hoạt động. Đây là một trong những cách sửa lỗi Full Disk Win 10 cực kỳ hiệu quả.
9. Tắt công cụ Windows Search
Bước 1: Vào Start Menu rồi nhấn tìm kiếm Service.msc.
Bước 2: Tìm kiếm Windows Search. Nhấn chọn vào dòng chữ hiện màu xanh như hình hướng dẫn.
Bước 3: Nhấn chuột phải chọn Properties.
Bước 4: Sau đó mở hộp Startup type chọn Disable.
Xem Thêm : Fix Lỗi Không Đăng Nhập Được Facebook Trên Máy Tính, Android, IOS Từ A-Z
10. Xử lý phần Troubleshooting khi máy tính bị lỗi full disk
Bước 1: Các bạn vào Control Panel, gõ Troubleshooting trên ô tìm kiếm và chọn vào Items Troubleshooting.
Bước 2: Cửa sổ hiện ra, nhấn vào System and Security.
Bước 3: Cửa sổ mới hiện ra, chọn vào System Maintenance.
Bước 4: Thông báo hiện ra, bạn chọn Next.
Bước 5: Sau đó cứ để cho máy nó làm việc khi xuất hiện thông báo System Maintenance thì nhấn vào mục Try troubleshooting as an administrator.
Và chờ cho nó chạy đến khi nào có chữ Close thì nhấp vào.
11. Tắt Windows SmartScreen khi máy tính bị lỗi full disk
Bước 1: Cũng như tắt Maintenance, bạn vào Action Center, sau đó nhìn sang cột bên trái có mục Change Windows SmartScreen Settings, click chuột vào mục này:
Bước 2: Chọn Don’t do anything (turn off Windows SmartScreen):
12. Tắt Service Superfetch
Bước 1: Mở Task Manager (hoặc dùng tổ hợp phím tắt Ctrl + Shift + Esc). Chuyển qua tab Service, chọn Open Service. Cửa sổ Services hiện ra, tìm dịch vụ Superfetch:
Bước 2: Nhấp đôi chuột vào dịch vụ Superfetch, chọn Disable rồi OK > Apply.
13. Cập nhật Windows lên bản mới nhất
Nếu như bạn đã làm tất cả cách trên mà vẫn không sửa lỗi full disk máy tính được thì bạn nên cập nhật windows lên phiên bản mới nhất.
Kết Luận :
Hy vọng với 13 cách trên có thể giúp các bạn sửa được lỗi full disk đơn giản nhất, giúp máy tính chạy nhanh hơn, và bạn cũng tự sửa được, nếu có thắc mắc gì mọi người có thể để lại comment nhé.
Chúc các bạn thành công.
Xem Thêm : TOP 7+ Cách Sửa Màn Hình Máy Tính Bị Sọc Ngang, Bạn Không Nên Bỏ Qua
Kiến Thức 3s : Tổng hợp và chỉnh sửa
Nguồn Tham khảo ( Tổng hợp trên internet,… )
Từ Khóa Liên Quan :
full disk win 10
full disk
full disk windows 10
full disk win 11
full disk là gì
full disk 100
full disk win 7
full disk ssd
full disk access mac
full disk encryption
full disk encryption
full disk access mac
full disk
full disk encryption windows 10
full disk windows 10
full disk encryption software
full disk encryption linux
full disk encryption ubuntu
full disk encryption protects
full disk encryption android
full disk 100
full disk 100 win 10
full disk 100 windows 10
full disk 100 la gi
full 100 disk win 8
full disk windows 10
lỗi full disk 100 trên windows 10
full disk win 11
fix full disk 100
fix full disk 1 click